TPHCM người dân khốn đốn vì tiến độ xây dựng chung cư cũ quá chậm
Ngoài ra, việc quy định giới hạn chiều cao công trình dự án chung cư cũ xây mới theo như bản dự thảo, theo Hiệp hội cũng cần phải nên xem xét bãi bỏ.
Hiện nay, Chung cư TPHCMcó trên 200 khu chung cư cũ đang trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do được xây cách đây đã hơn 50 năm. Trong đó, điển hình là các khu chung cư 727 Trần Hưng Đạo (quận 5), Cô Giang (quận 1), chung cư lô 4, lô 6, Thanh Đa (quận Bình Thạnh)… mức độ xuống cấp rất nhanh, rất nguy hiểm cho cuộc sống của hàng nghìn hộ dân nơi đây.
Dự án xây dựng lạichung cư cũ còn chậm khiến người dân thấp thỏm
Thực tế, theo kế hoạch thì TPHCM sẽ tiến hành tháo dỡ khoảng 70 khu chung cư cũ – là nơi ở của hơn 7.249 hộ dân và 10.000 m2 sàn thuộc 3 khu chung cư xuống cấp sẽ được triển khai sửa chữa. Bên cạnh đó, 9.870 căn hộ thuộc 61 tòa nhà chung cư cũ, tương đương 901.696 m2 sàn sẽ được xây mới lại hoàn toàn. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của các hộ dân và kế hoạch chỉnh trang bộ mặt đô thị của thành phố, tiến độ xây dựng các khu chung cư cũ hiện nay vẫn cứ “dậm chân tại chỗ”. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại tỏ ra không mấy mặn mà khi cho rằng lợi nhuận của họ từ việc xây mới các tòa nhà “cũ nát” này sẽ chẳng đáng để bù lại công sức đã bỏ ra thực hiện.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) phân tích, hiện nay yêu cầu các doanh nghiệp và nhiều hộ dân vẫn còn chưa được giải quyết thoả đáng là do các chính sách, cơ chế cho việc tháo dở, xây mới các khu chung cư cũ vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý. Vì vậy, để góp phần đẩy nhanh và hiệu quả việc nhanh chóng đưa kế hoạch cải thiện, nâng cấp chung cư cũ, cón nguy cơ sụp đổ, hư hỏng nặng nhất thiết thành phố phải xem xét đến phương án xã hội hóa, tức là tận dụng nhiều nguồn lực xã hội, bao gồm cả các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài và các chủ sở hữu chung cư để thu hút thêm nguồn vốn, tạo động lực cho dự án xây mới chung cư cũ có thể triển khai, phát triển đúng kế hoạch.
Bên cạnh đó, ông Châu cũng đưa ra thêm một số đề xuất của HoREA, cho rằng đối với việc xây mới chung cư cũ, thành phố cần xem xét cho phép mở rộng chỉ tiêu quy hoạch xây mới các khu chung cư cũ cho phù hợp với yêu cầu tình hình thực tiễn hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc, các chủ đầu tư tham gia xây mới chung cư cũ sẽ được phép triển khai dự án căn hộtheo như chỉ tiêu quy hoạch tương đương như một khu chung cũ đạt chuẩn hiện nay.
Dự án xây dựng chung cư cũ còn châm
Hiệp hội cũng kiến nghị bản dự thảo về Nguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư nên bổ sung thêm các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tập thể chủ sở hữu căn hộ chung cư cho phù hợp với thực tế. Theo đó, cộng đồng chủ sở hữu chung cư cũ (tổ chức ủy quyền là Ban quản trị chung cư) sẽ được quyền được tháo dỡ, xây mới chung cư cũ theo ý muốn nếu đối tượng này đảm bảo được năng lực thực hiện và điều kiện tài chính nếu căn hộ họ đang ở buộc phải thực hiện phá dỡ, xây mới.
Mặt khác, HoREA còn chỉ ra một số thiếu sót trong bản dự nghị và cho rằng, TPHCM nên bổ sung thêm nguyên tắc hoán đổi căn hộ đã ở trong khu chung cư cũ qua căn hộ mới phải có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn. Trường hợp gia đình có nhiều người cùng sinh sống trong một căn hộ thì UBND thành phố cũng nên xem xét hỗ trợ họ mua thêm một căn hộ chung cưmới ngay trong chung cư đã cải tạo mới đó với mức giá ưu đãi ( giá gốc + 10% lợi nhuận) ngoài căn đã được hoán đổi trước đó.
Hiệp hội cũng cho rằng quy định “Quy hoạch chi tiết của dự án xây dựng lại nhà chung cư” ở điều 8 trong bản dự thảo là chưa thật phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và đề xuất nên mở rộng thêm hệ số sử dụng đất cũng như quy mô dân số tối thiểu của chung cư xây mới lên gấp 3 (ba) lần hệ số đất và quy mô dân số theo quy hoạch của chung cư cũ. Ngoài ra, việc quy định giới hạn chiều cao công trình dự án chung cư cũ xây mới theo như bản dự thảo, theo Hiệp hội cũng cần phải nên xem xét bãi bỏ.
Nói về tính cần thiết khi bổ sung các điều khoản này, Hiệp hội đã nhấn mạnh rằng việc tăng hệ số sử dụng đất, quy mô dân số cư ngụ và không hạn chế chiều cao trong dự án bất động sản đểxây mới các chung cư đã hư hỏng nặng, xuống cấp trầm trọng không những sẽ giúp tăng hiệu quả khai thác, đẩy nhanh vòng quay nguồn vốn mà còn giúp áp lực về doanh số mà chủ đầu tư phải chịu được giảm đi đáng kể nhờ sự chia sẻ của chính cộng đồng cư dân trong khu vực dự án. Rõ ràng khi việc tăng diện tích, số tầng, số họ dân sinh sống nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc quyền sử dụng đất ở chung cư cũng sẽ được chia sẻ cho thêm nhiều chủ sở hữu căn hộ hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng khái niệm “bồi thường” cho các trường hợp phải tháo dỡ, xây mới khu chung cư xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm cho các đối tượng được sắp xếp tái định cư tại chỗ hay hoán đổi căn hộ chung cư theo Hiệp hội cũng chưa hợp lý, cần có sự căn chỉnh cho phù hợp hơn.
Leave a Reply